SỪNG TRÂU SỪNG TÊ GIÁC KẺ TÁM LẠNG NGƯỜI NỬA CÂN

sừng trâu làm nhái sừng tê giác
Một cách làm nhái sừng tê giác khá công phu khác là dùng sừng trâu bò, chế tác qua các công đoạn tạo dáng, tạo màu, đánh bóng… Những chiếc sừng này khá giống sừng thật, không đem đi xét nghiệm gene thì khó có thể xác định được là của tê giác hay không.
Ảnh: VTC.
 
Sừng tê giác những tin đồn và tác dụng thực của nó 
  Theo quan điểm cái gì hiếm là quý thế rồi họ thêu dệt những công dụng trị bệnh của sừng tê giác đã làm một số người tin rằng đây là liều thuốc trị bách bệnh không gì sánh bằng. Và người ta  sử dụng làm quà tặng cao cấp hoặc thể hiện đẳng cấp khi sở hữu sừng tê giác. Người ta còn coi sừng tê giác là “thánh dược” trị bệnh ung thư và  tăng cường sức mạnh cho nam giới… Nhưng thực tế thì đâu phải như vậy
          Là một lương y hành nghề y học cổ truyền (YHCT) lâu năm tôi thường xuyên được bệnh nhân tin tưởng đến hỏi công dung của sừng tê giác, thậm chí có người còn nhờ mua … Sách DƯỢC PHẨM VẬNG YẾU Đại tôn y Hải Thượng Lãn Ông có viết:
         Sừng tê giác có vị mặn, tính đại hàn là thuốc chủ yếu để trấn can, tiêu đờm  công dụng thanh nhiệt lương huyết, chỉ huyết … trong sách này lại có đoạn viết: (con tê ăn trăm thứ độc nên sừng nó có thể giải độc được trị mọi chứng sang thũng, ung thư… đều có thể làm vỡ mủ được.) Những người không hiểu sâu về đông y xem đoạn y văn này thường lấy làm lạ vì : “ung thư… đều có thể làm vỡ mủ được” Lãn Ông Viết như thế là rất đúng với khoa học ngày nay. Bởi ung ở đây là ung nhọt (mụn nhọt) và thư ở đây là một loại mụn đầu hướng vào trong tương đương với bệnh áp xe trong y học hiện đại (YHHĐ)ngày nay. Đối với danh bệnh ung thư ngày nay  thì trong YHCT thuộc nhiều thể khác nhau tùy thuộc cơ quan bộ vị bị bệnh mà có tên khác nhau ví dụ như ung thư gan thuộc chứng trưng hà, ung thư da thuộc chứng bì nham, ung thư vú thuộc chứng nhũ nham…
Sử dụng sừng trâu thay sừng tê giác
Trên lâm sang từ nhiều năm nay tôi thường sử dụng sừng trâu thay cho sừng tê giác thu được rất nhiều thành công đối với các chứng ho ra máu, đổ máu mũi, đại tiện ra máu, băng lậu… đạt kết quả rất tốt. đặc biệt đối với các bệnh khó như bệnh gout, sốt do vi rút, ho do vi rút… trừ đờm tốt trong tai biến mạch máu não…
 Trong đông y sừng trâu (thủy ngưu giác) sừng trâu vị đắng,mặn tính hàn, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, lương huyết; dùng trị ôn bệnh sốt cao, hôn mê nói nhảm, kinh phong điên cuồng (thường phối hợp với sinh địa, huyền sâm, kim ngân hoa, liên kiều), trị các chứng xuất huyết như thổ huyết, nục huyết (đổ máu cam), ban xuất huyết do huyết nhiệt (thường phối hợp với đan bì, xích thược, sinh địa).
là dược liệu dễ kiếm, hầu như có sẵn ở khắp các vùng nông thôn. Nó đã được sử dụng làm thuốc từ hàng nghìn năm nay. Sách “Danh y biệt lục” viết: Sừng trâu có thể dùng trị chứng đau đầu do thời khí nóng lạnh thất thường. Còn theo sách “Đại Minh bản thảo”, sừng trâu sắc lấy nước uống có thể trị chứng phong do nhiệt độc và sốt cao (trị nhiệt độc phong cập tráng nhiệt). 
Y học hiện đại cũng đã có nhiều công trình nghiên cứu về tác dụng trị bệnh của sừng trâu. Theo kết quả nghiên cứu tiến hành tại hàng loạt cơ sở ở Thượng Hải, Bắc Kinh và một số thành phố khác của Trung Quốc, trong sừng tê giác và sừng trâu đều chứa 17 loại acid amin. Kết quả phân tích bán vi lượng trên máy quang phổ cho thấy, thành phần các chất hữu cơ và vô cơ trong sừng tê giác và sừng trâu cơ bản tương đồng.
Qua kết quả nghiên cứu lâm sàng tiến hành trên 3.270 bệnh nhân tại 50 đơn vị nghiên cứu ở Bắc Kinh, Thượng Hải, Thiên Tân và Quảng Đông, các nhà khoa học khẳng định việc sử dụng sừng trâu và sừng tê giác cho kết quả điều trị cơ bản như nhau đối với 30 loại bệnh: viêm não B, trẻ nhỏ sốt nóng trong mùa hè, ban xuất huyết do giảm tiểu cầu, thần kinh phân liệt… Như vậy, có thể sử dụng sừng trâu thay thế cho sừng tê giác.
Theo kết quả ứng dụng lâm sàng, sừng trâu hầu như không gây các tác dụng phụ, chỉ một số ít trường hợp xuất hiện lợm giọng, buồn nôn, trướng bụng, đau bụng và một số biểu hiện khác về đường tiêu hóa.
– ngoài ra sừng trâu còn làm giảm tổng lượng cholesterol trong huyết thanh.
Một số lưu ý khi sử dụng sừng trâu và sừng tê giác
   Sừng tê giác thường được dùng để trị các chứng bệnh như thương hàn ôn dịch mà nhiệt nhập huyết phận, sốt quá hoá điên cuồng, co giật, sốt vàng da, ban chẩn, thổ huyết, chảy máu cam, ung độc, hậu bối… Phụ nữ có thai, những người thể tạng hàn (thường sợ lạnh, tay chân lạnh, đại tiện phân lỏng, nát, sống phân, nước tiểu trong và nhiều…) mà không có sốt không được dùng. Nếu sốt cao, kèm ỉa chảy uống vào có thể tắc tử.
    TS Hoàng Khánh Toàn, chủ nhiệm khoa Đông y Bệnh viện TW Quân đội 108 khẳng định, cả trong và ngoài nước chưa có một công trình nghiên cứu khoa học nào chứng minh sừng tê giác có thể điều trị ung thư hay làm tăng khả năng cương dương.
 Người béo phì, không phải thuộc nhiệt mà đàm thấp nhiều, uống sừng tê giác sẽ nguy hiểm.
Lưu ý : Sừng trâu và sừng tê giác đều có tính đại hàn, sức thuốc rất mạnh. Khi dùng nhất thiết phải theo chỉ định của thầy thuốc có kinh nghiệm (sử dụng), tuyệt đối không tự ý sử dụng một cách tùy tiện.
Lương y : Phạm Ngọc

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767