Trào ngược dạ dày thực quản là gì và cách điều trị

trào ngược dạ dày thực quản

Trào ngược dạ dày thực quản khi mắc phải tình trạng này, người bệnh có thể sẽ cảm thấy khó thở, đau ngực, răng mòn, buồn nôn, hôi miệng, bị ợ nóng… Không những thế nếu như bệnh không được điều trị kịp thời  có thể gây ra nhiều hiện tượng thực quản Barrett, hẹp thực quản hay viêm thực quản rất nguy hiểm đến tính mạng. Để biết rõ nguyên nhân và cách điều trị hãy cùng tham khảo bài chia sẻ dưới đây.

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là gì?

Bệnh trào ngược dạ dày thực quản, hay còn gọi là viêm thực quản trào ngược, và bệnh xảy ra khi axit dạ dày trào ngược lên thực quản, điều này gây ra ợ nóng hay các triệu chứng khác.

Trào ngược dạ dày

Trào ngược dạ dày

Triệu chứng bệnh lý

Các triệu chứng thường gặp bao gồm:

  • Ợ nóng, ợ chua là cảm giác gây ra do trào ngược dịch dạ dày lên thực quản, Bệnh nhân sẽ thấy khó chịu và nếm thấy vị chua
  • Cảm giác thức ăn đang kẹt trong thực quản khó nuốt, nuốt vướng cảm thấy như bị đầy hơi, chướng ở cổ
  • Buồn nôn (thường xảy ra vào buổi sáng)
  • Khàn giọng, đau họng
  • Đắng miệng

Bệnh trào ngược dạ dày gây khó chịu cho người bệnh

Bệnh trào ngược dạ dày gây khó chịu cho người bệnh

Nguyên nhân gây ra bệnh trào ngược dạ dày thực quản

Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Một số nguyên nhân chủ yếu là do:

  • Sự hoạt động bất thường của các cơ dưới cùng của thực quản sẽ làm cho axit dạ dày trào ngược vào thực quản.
  • Một số thực phẩm chứa nhiều dầu mỡ, gây khó tiêu.
  • Ăn quá nhiều
  • Nằm ngay sau khi ăn
  • Stress
  • Chức năng tiêu hóa kém: dẫn đến chướng hơi, đi ngoài ra phân sống.

Trào ngược dạ dày thực quản có phải do viêm loét dạ dày gây ra?

Cùng là bệnh đường tiêu hóa và một số biểu hiện có thể gây nhầm lẫn như ợ hơi, ợ chua. Tuy nhiên, đây là hai bệnh lý hoàn toàn khác nhau, nhưng có mối tương quan rất đặc biệt.

Trào ngược thực quản là tình trạng thức ăn và dịch dạ dày đi ngược từ dạ dày lên thực quản. Viêm loét dạ dày là tình trạng niêm mạc dạ dày bị tổn thương, viêm nhiễm và lở loét.

Trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày tá tràng là hai bệnh lý tiêu hóa khác nhau. Nhưng nhiều trường hợp viêm loét dạ dày tá tràng sau có thể dẫn tới bệnh lý trào ngược dạ dày. Đây chính là hiện tượng dịch dạ dày bị trào ngược lên thực quản, qua một bộ phận gọi là cơ thắt thực quản dưới. Khi cơ thắt thực quản hoạt động tốt, dịch dạ dày không có cơ hội trào ngược lên (vùng thực quản).

Đồng thời, trào ngược thực quản cũng làm tăng nguy cơ mắc viêm loét dạ dày vì hiện tượng trào ngược kích thích tăng tiết acid –  yếu tố chính gây viêm loét dạ dày.

Dạ dày khỏe mạnh so với trào ngược dạ dày

Dạ dày khỏe mạnh so với trào ngược dạ dày

Bệnh nhân trào ngược dạ dày thường bị ợ nóng ợ chua, triệu chứng này thường xuất hiện sau khi ăn. Tuy nhiên, người mắc bệnh viêm loét dạ dày thì các biểu hiện đó xuất hiện bất cứ lúc nào.

Chính vì trào ngược dạ dày và viêm loét dạ dày có mối liên quan chặt chẽ với nhau. Do vậy, việc mắc đồng thời cả hai sẽ khiến tình trạng bệnh nhân nhanh chóng xấu đi.

Vì các biểu hiện đặc trưng khá giống nhau nên việc chẩn đoán bệnh không nên dựa theo kinh nghiệm bản thân. Để chẩn đoán chính xác, người bệnh cần đến ngay bệnh viện để được bác sĩ tư vấn.

Làm gì khi bị trào ngược dạ dày?

Những phương pháp dùng để điều trị bệnh trào ngược dạ dày thực quản (viêm thực quản trào ngược):

  • Người bệnh cần có chế độ sinh hoạt phù hợp, những thói quen đó sẽ giúp ích cho việc hạn chế diễn biến của bệnh lý.
  • Lựa chọn nhưng thực phẩm có tính kiềm có khả năng trung hòa axit trong dạ dày, giảm thức ăn chứa nhiều chất béo, ăn nhiều rau củ, trái cây và chú ý hạn chế ăn thực phẩm quá cứng.
  • Không nằm nghỉ khi vừa ăn xong, không ăn quá no vào buổi tối, không bỏ bữa vào buổi sáng.
  • Mặc trang phục thoải mái, không bó sát, không nịt lưng quá chặt.
  • Kiêng sử dụng rượu, bia, hút thuốc lá, đồ uống có gas.
  • Có thể dùng nghệ và mật ong để cải thiện hệ tiêu hóa.
  • Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày(nếu có thể), không nên ăn quá no.
  • Giảm cân nếu thừa cân, béo phì dẫn đến nguyên nhân tăng trào ngược.
  • Nâng cao đầu giường hoặc kê gối cao hơn để ngăn chặn tình trạng trào ngược khi ngủ.
  • Không dùng chất kích thích niêm mạc dạ dày như bia, rượu. Vì cồn làm tăng nặng tình trạng viêm loét và trào ngược dạ dày.

Tránh xa các thực phẩm, thức ăn nhanh

Tránh xa các thực phẩm như nước ngọt, thức ăn nhanh

Bệnh trào ngực thực quản (viêm thực quản trào ngược) là một bệnh lý thường gặp và khá phổ biến xuất hiện ngày càng tăng tại Việt Nam. Bệnh không những ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống, nếu không kiểm tra điều trị kịp thời còn có thể gây ung thư. Vì thế, mọi người nên thực hiện lối sống lành mạnh, ăn uống, sinh hoạt hợp lý và thường kiểm tra sức khỏe định kỳ để có cuộc sống sạch – vui – khỏe.

Nếu có thắc mắc về những vấn đề trên vui lòng gọi cho chúng tôi:

NHÀ THUỐC ĐÔNG Y GIA TRUYỀN PHẠM NGỌC

Địa chỉ: Thiên Sơn, Thiên Tôn, Hoa Lư, Ninh Bình
Mobile: 0915 939 767 – 0982 873 718
Email: dongyphamngoc@gmail.com
Chủ nhiệm: Lương Y: PHẠM NGỌC
Chứng chỉ hành nghề: Sở Y Tế Ninh Bình số 34/4/CCY – cấp ngày 1/6/2004
Website: duocvuongson.com – https://www.dongygiatruyenphamngoc.com/

>> Xem thêm : Trị bệnh viêm loét dạ dày

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767