ĐÔNG Y CHƯA VIÊM DẠ DÀY-TÁ TRÀNG NHƯ THẾ NÀO

Đông Y chữa viêm dạ dày tá tràng như thế nào

 

Viêm dạ dày
 
Viêm dạ dày là tình trạng viêm xảy ra ở lớp niêm mạc dạ dày. Triệu chứng thường thấy của viêm loét dạ dày là hiện tượng đau bụng liên quan với tình trạng bất ổn. Các triệu chứng khác có thể có liên quan, chẳng hạn như chứng khó tiêu, buồn nôn, nôn, cảm giác đầy hơi . Ngoài ra nôn ra máu là một dấu hiệu của mức độ nghiêm trọng và nó có biểu hiện của xuất huyết đường tiêu hóa.
Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây bệnh viêm dạ dày. Dưới đây là một số nguyên nhân chính gây viêm dạ dày:
* Nguyên nhân do lối sống:
– Uống nhiều bia rượu.
– Hút nhiều thuốc lá, uống nhiều cà phê và các đồ uống có tính axit cao.
– Thường xuyên nhịn đói, hoặc ăn quá no, ăn các đồ ăn quá rắn,…
* Nguyên nhân do nhiễm các loại vi khuẩn, nấm:
– Do nhiễm nấm
– Do nhiễm kí sinh trùng (thường là các loại anisakis)
– Viêm dạ dày do vi khuẩn (thường là Helicobacter pylori thường gọi tắt là khuẩn HP)
* Nguyên nhân khác:
– Do điều trị thuốc kháng sinh lâu dài.
– Do đã trải qua quá trình xạ trị hoặc xạ trị ngẫu nhiên.
– Thiếu máu ác tính là một trong những nguyên nhân của- viêm dạ dày
– Do có chấn thương trong dạ dày hoặc có phẫu thuật trong dạ dày
– Tăng tiết acid dạ dày thường xảy ra khi bị căng thẳng
– Hiện tượng trào ngược dịch mật
* Các chứng viêm dạ dày thường gặp như:
– Đau dạ dày
– Viêm loét dạ dày
– Viêm xung huyết dạ dày
– Viêm trượt dạ dày
– Trào ngược dạ dày
– Dối loạn tiêu hóa
– Viêm hành tá tràng
– Viêm thực quản
 Theo đông  y viêm dạ dày – tá tràng thuộc hội chứng Vị quản thống được chia làm 4 thể lâm sàng sau đây:
1. Thể Khí uất (trệ):
– Với triệu chứng đau thượng vị từng cơn lan ra 2 bên hông sườn kèm ợ hơi, ợ chua, táo bón.
– Yếu tố khởi phát cơn đau thường là nóng giận, cáu gắt. Tính tình hay gắt gỏng.
– Rìa lưỡi đỏ, rêu vàng nhày, mạch huyền hữu lực.
2. Thể Hỏa uất:
– Với tính chất đau dữ dội, nóng rát vùng thượng vị, nôn mửa ra thức ăn chua đắng.
– Hơi thở hôi, miệng đắng.
– Lưỡi đỏ sẫm, mạch hồng sác.
3. Thể Huyết ứ:
– Đau khu trú ở vùng thượng vị, cảm giác châm chích.
– Chất lưỡi đỏ tím hoặc có điểm ứ huyết, mạch hoạt.
– Nặng hơn thì đi cầu phân đen hoặc nôn ra máu bầm.
4. Thể Tỳ Vị hư hàn:
– Hay gặp ở loét dạ dày tá tràng mạn tính, tái phát nhiều lần hoặc ở người già với triệu chứng đau vùng thượng vị mang tính chất âm ỉ liên tục hoặc cảm giác đầy trướng bụng sau khi ăn.
– Yếu tố khởi phát thường là mùa lạnh hoặc thức ăn tanh lạnh làm đau tăng.
– Lưỡi nhợt bệu, rêu trắng dày nhớt. Mạch nhu hoãn vô lực.
IV- ĐIỀU TRỊ:
Nguyên tắc điều trị:
– Làm lành ổ loét.
– Loại bỏ xoắn khuẩn Helicobacter Pylori.
– Phòng chống tái phát.
– Theo dõi và phát hiện trạng thái ung thư hóa.
Việc điều trị nội khoa một trường hợp loét dạ dày tá tràng bao gồm:
1. Chế độ ăn uống:
Cho đến nay, việc thực hiện chế độ ăn uống gồm các thức ăn mềm, không gia vị, nhiều trái cây không ích gì cho việc làm lành ổ loét, cũng như chế độ ăn sữa và kem cũng không làm cho tình trạng loét xấu hơn. Do đó tốt nhất bệnh nhân nên tránh những thức ăn nào gây đau hơn hoặc gây rối loạn tiêu hóa xấu hơn, đồng thời bệnh nhân phải kiêng cà phê, thuốc lá và rượu.
1. Thể Khí uất (trệ):

– Phép trị: Sơ Can, lý khí, giải uất, an thần.
– Với mục đích: an thần, chống co thắt cơ trơn tiêu hóa và chống tiết HCl dịch vị hoặc trung hòa acid.
– Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Sài hồ sơ can thang (Tân biên Trung y kinh nghiệm phương) gồm Sài hồ 12g, Xích thược 8g, Xuyên khung 6g, Trần bì 12g, Hương phụ 12g, Chỉ xác 8g, Cam thảo bắc 4g.
Phân tích bài thuốc:

Vị thuốc
Dược tính YHCT
Vai trò
Sài hồ
Đắng, lạnh, sơ Can giải uất
Quân
Xích thược
Đắng, chua, lạnh. Hoạt huyết, chỉ thống
Thần
Xuyên khung
Cay, ôn.
Hoạt huyết, chỉ thống, hành khí, khu phong
Thần
Trần bì
Cay, đắng. Ấm lý khí, điều trung
Thần
Hương phụ
Cay, ngọt, đắng, bình.
Sơ can, lý khí, chỉ thống.
Thần
Chỉ xác
Đắng, cay, lạnh. Phá khí, tiêu tích
Cam thảo bắc
Ngọt, bình. Bổ trung ích khí, hòa trung
Tá – Sứ

+ Bài thuốc Tiêu dao gia Uất kim gồm Sài hồ 8g, Bạch thược 8g, Phục linh 10g, Đương quy 8g, Bạch truật 8g, Sinh cam thảo 8g, Uất kim 6g.
Nếu bệnh nhân lo lắng, gắt gỏng nên bội thêm Sài hồ, Phục linh hoặc gia thêm Toan táo nhân (sao đen) 10g. Nếu cơn đau mang tính chất quặn thắt kéo dài, nên bội thêm Bạch thược, Cam thảo. Nếu có triệu chứng lợm giọng, buồn nôn, bội thêm Bạch truật. Nếu có cảm giác nóng rát, cồn cào bội thêm Đương quy, gia Đại táo 3 quả, bỏ Uất kim.
+ Bài thuốc Điều hòa Can Tỳ gồm Sài hồ, Mộc hương, Hương phụ, Chỉ xác, Hoài sơn, Liên nhục, Sa nhân, Trần bì, Bán hạ.
+ Bài thuốc Hương cúc bồ đề nghệ gồm Hương phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã đề 12g, Xương bồ 8g, Nghệ vàng 6g.
Nếu bệnh nhân đau nhiều bội thêm Hương phụ 16g. Nếu đau kèm theo cảm giác nóng rát thì bội Mã đề 20g. Nếu có cảm giác đầy chướng, ợ hơi, ợ chua bội thêm Xương bồ 12g.
+ Phương huyệt Trung quản, Túc tam lý, Lãi câu, Hành gian, Thiếu phủ, Thái xung, Thần môn ± Nội quan.
Kỹ thuật: bình châm Trung quản 15 phút, châm tả Lãi câu, Hành gian, Thái xung, Thần môn 5 phút.
+ Động tác phình thót bụng của phương pháp Dưỡng sinh.
2. Thể Hỏa uất:
– Phép trị: Thanh hỏa trừ uất.
– Với mục đích: chống co thắt, chống tiết HCl, kháng sinh, kháng viêm bằng cơ chế bền thành mạch hoặc ức chế Leucotrien.
– Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Hương cúc bồ đề nghệ gồm Hương phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã đề 12g, Xương bồ 8g, Nghệ vàng 6g. Nhưng tăng liều Mã đề 20g hoặc gia thêm Bối mẫu 16g, Nhân trần 20g, Chi tử 12g, Bồ công anh 20g.
+ Bài thuốc Hóa can tiễn hợp với Tả kim hoàn.
+ Bài thuốc Thanh cao ẩm.
+ Phương huyệt như trong thể Khí uất (trệ), nhưng châm tả thêm Hợp cốc, Nội đình 1 phút.
3. Thể Huyết ứ:
– Phép trị: Hoạt huyết, tiêu ứ, chỉ huyết.
– Với mục đích: chống xung huyết và cầm máu ngoài tác dụng chống co thắt và chống tiết HCl dạ dày.
– Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài thuốc Hương cúc bồ đề nghệ gồm Hương phụ 8g, Cúc tần 12g, Mã đề 12g, Xương bồ 8g, Nghệ vàng 6g. Gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
+ Bài thuốc Tiêu dao gia Uất kim gồm Sài hồ 8g, Bạch thược 8g, Phục linh 10g, Đương quy 8g, Bạch truật 8g, Sinh cam thảo 8g, Uất kim 6g. Gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
+ Bài Tứ vật đào hồng gồm Đương quy, Bạch thược, Xuyên khung, Sinh địa, Đào nhân, Hồng hoa gia Cỏ mực, Trắc bá diệp sao đen.
Cụ thể trong chứng Vị quản thống thể Huyết ứ nên dùng bài Tiêu dao gia Uất kim hoặc Hương cúc bồ đề nghệ nhưng tăng liều Uất kim hoặc Khương hoàng 12g, Cỏ mực (sao đen) 12g, Trắc bá diệp (sao đen) 12g.
+ Về phương huyệt nên châm tả Thái xung, Huyết hải, Hợp cốc. Nếu bệnh nhân xuất huyết tiêu hóa có kèm rối loạn huyết động nên xử trí cấp cứu bằng y học hiện đại.
4. Thể Tỳ Vị hư hàn:
– Phép trị: Ôn trung kiện tỳ.
– Với mục đích: kích thích tiết dịch vị, điều hòa nhu động dạ dày ruột, cải thiện tuần hoàn niêm mạc dạ dày và kích thích tổng hợp Glucoprotein và Prostaglandine E2, I2.
– Những bài thuốc và công thức huyệt sử dụng:
+ Bài Hoàng kỳ kiến trung thang (Kim quỹ yếu lược) gồm Hoàng kỳ 10g, Can khương 6g, Cam thảo chích 8g, Bạch thược 8g, Hương phụ 8g, Cao lương khương 8g, Đại táo 3 quả. Gia Đại hồi 4g, Ích trí nhân 8g, Bạch đậu khấu 4g, Thảo quả 6g.
Nếu bệnh nhân mệt mỏi, chán ăn, lợm giọng bội Hoàng kỳ 16g, Cam thảo chích 12g. Nếu bệnh nhân đầy chướng bụng, tiêu sệt bội thêm Can khương 8g, Cao lương khương 8g.

Vị thuốc
Dược tính YHCT
Vai trò
Hoàng kỳ
Ngọt, ấm. Bổ Tâm khí, thăng dương khí của Tỳ
Quân
Cao lương khương
Cay, nóng. Ôn Tỳ vị
Thần
Can khương
Cay, ấm. Trợ dương, cứu nghịch, trừ hàn, chỉ thống, chỉ nôn, chỉ huyết.
Thần
Cam thảo chích
Ngọt, ấm. Bổ Tỳ thổ, bổ trung khí
Thần
Hương phụ
Cay, ngọt, đắng, bình. Sơ can, lý khí, chỉ thống
Thần
Bạch thược
Đắng, chua, hơi hàn.
Dưỡng huyết, liễm âm. Lợi tiểu, nhuận gan.
Đại táo
Ngọt, ấm. Bổ trung ích khí, hòa hoãn dược tính.
+ Phương huyệt: gồm Quan nguyên, Khí hải, Túc tam lý, Thái bạch, Phong long, Tỳ du, Đại đô, Thiếu phủ. Ôn châm hoặc cứu các huyệt nói trên.
+ Dưỡng sinh: phương pháp Xoa trung tiêu.
 
 Xin lưu ý: đây là bài thuốc có tính chuyên sâu dành cho các bạn đồng nghiệp. Bệnh nhân không có chuyên môn không nên tự sử dụng những đơn trên nếu các bạn có nhu cầu cần tư vấn về bệnh Viêm dạ dày – Tá tràng hãy liên hệ tới lương y Phạm Ngọc
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc ; Điện Thoại : 0982,873,718

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767