Lá tiết dê tại sao lại là sâm của mùa hè

Theo kinh nghiệm thực tế của lương y Phạm Ngọc rễ cây tiết dê rất có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét. lá tiết dê dùng làm thạch rất tốt cho bệnh nhân táo bón kiết lỵ Giảm rõ rệt ợ hơi ợ chua do trào ngược dịch vị dạ dày, làm hết đái buốt, đái dắt. Ngoài ra Thạch làm từ lá tiết dê còn có khả năng nhuận tràng chống táo bón rất tốt 

Tên chữ hán : Tích sinh đằng

Tên khoa học là Cissampelos pareira thuộc họ Menispermaceae,

Tên dân gian:  còn có các tên gọi khác như sâm nam, sương sâm, mối tròn, dây hồ đằng, 

loài dây leo lá hình khiên, cụt đầu hoặc hơi khía mép ở gốc, hình tam giác nhọn, tận cùng bởi một mũi nhọn hình sợi, màu lục và hầu như nhẵn ở mặt trên, màu xanh nhạt có lông mềm ở mặt dưới, kích thước khoảng dài 6-10cm, rộng 4-9cm, có 5-7 gân; cuống lá ngắn hơn phiến hai lần. Cụm hoa ở nách lá, dài hơn cuống lá, phân nhánh, với các nhánh ở dưới dài hơn, tới 7cm. Hoa thành đầu hình cầu hay hình trứng, màu vàng. Quả hạch hình cầu, màu đỏ, hẹp, có lông, đường kính 5mm

Lá tiết dê - sương sâm
Lá tiết dê – sương sâm

Lưu ý tránh nhầm cây tiết dê với cây lõi tiền và dây củ bình vôi

dây lõi tiền
dây củ bình vôi
dây củ bình vôi

I/ Thành phần hóa học & tác dụng dược lý của lá tiết dê

Cho đến nay người ta tìm thấy, khoảng 54 phân tử thực vật đã được phân lập và đặc trưng từ cây tiết dê bao gồm chủ yếu là ancaloit isoquinoline cùng với một số flavonoid, glycosid flavonoid và axit béo. 

Các chất chiết xuất thô của cây tiết dê  có những tác dụng dược lý khác nhau trên lâm sàng  như hạ sốt, chống viêm, chống viêm, chống đông máu, chống vô sinh(cải thiện chức năng sinh dục nam), kháng khuẩn, chống oxy hóa đẩy lùi gốc tự do tạo lên tác dụng chống ung thư hiệu quả, kháng nọc độc, chống sốt rét hiệu quả trong bệnh đái tháo đường và điều hòa miễn dịch, v.v.

Thạch lá tiết dê
Thạch lá tiết dê

 

II/ lá tiết dê trong y học cổ truyền

Tiết dê là một cây thuốc nổi tiếng với khả năng leo núi (chúng tôi tìm thấy chúng rất nhiều ở những đỉnh núi vùng lõi khu di sản thiên nhiên Tràng An – Ninh Bình) cây này được sử dụng rộng rãi trong hệ thống y học cổ truyền của nhiều nước trên thế giới từ thời cổ đại

  • Ở Ấn Độ, rễ cây được dùng chống sốt chu kỳ, lợi tiểu, thanh lọc cơ thể, lợi tiêu hoá.
  • Ở Trung Quốc, cây được dùng trị đòn ngã tổn thương, vết thương do chèn ép, vết thương hở chảy máu, làm hết ợ nóng, ợ chua (dạ dày trào ngược),
  • Ở Philippin, rễ sắc uống làm thuốc lợi tiểu, tiêu sỏi, làm toát mồ hôi, điều kinh, giảm đau, Chữa ho, sốt và lá cây chữa rắn cắn và trị ghẻ.
  • Trong y học cổ truyền Việt Nam Tiết dê để điều trị nhiều bệnh như làm lành các vết thương, hiệu quả trong bệnh thấp khớp, sốt, hen suyễn, bệnh tiêu hóa , viêm đường tiêu hóa, rắn cắn, sốt rét, và cũng được khuyên dùng  để lọc máu. Ngoài ra cũng có thể chế biến thành một món ăn giải khát.

Sách những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam “ giáo sư Đỗ Tất Lợi” có viết : lá tiết dê được coi như một vị thuốc “mát” có tác dụng chữa những trường hợp “nóng” như sốt, tiểu tiện khó khăn, nước tiểu vàng, đái buốt, đái rắt, đái ra máu, nóng ruột, sôi bụng,   kiết lỵ.táo bón

 III/ Kinh nghiệm sử dụng lá tiết dê của lương y Phạm Ngọc

Theo kinh nghiệm thực tế của lương y Phạm Ngọc. Rễ cây tiết dê rất có hiệu quả trong điều trị bệnh sốt rét. lá tiết dê dùng làm thạch rất tốt cho bệnh nhân táo bón kiết lỵ Giảm rõ rệt ợ hơi ợ chua do trào ngược dịch vị dạ dày, làm hết đái buốt, đái dắt

Ngoài ra Thạch làm từ lá tiết dê còn có khả năng nhuận tràng chống táo bón rất tốt 

Do lá tiết dê là vị thuốc mát, nhuận tràng làm hạ huyết áp vậy nên với những người khi huyết áp thấp, những người cơ thể Hàn lạnh thì không nên dùng  bởi có thể gây đi ngoài phân lỏng hoặc tụt huyết áp.

  • Phương pháp làm thạch từ lá tiết dê

  • Lá tiết dê lượng nhiều ít tùy nhu cầu (hái loại lá bánh tẻ tốt hơn)

Rửa sạch để ráo nước thái nhỏ, thêm nước ngập khoảng hai đốt ngón tay khi ấn chặt xuống cho vào cối sinh tố say nát Vắt, lọc bỏ bã, vớt bọt. Thêm đường hoặc không tùy sở thích tôi thường cho một chút đường vào đủ độ ngọt thanh .Nếu làm đặc thì thạch cứng chắc nếu làm loãng thì thạch mềm như tào phớ Làm đặc thì nhanh đông làm loãng thì lâu đông Lại Thạch này để trong ngăn mát có thể bảo quản được khoảng 2 đến 3 ngày  Tuy nhiên đến ngày thứ hai thạch thường chảy nước miếng thạch chắc lại tuy nhiên vẫn thơm ngon 

trên đây là những hiệu quả thực sự của lá tiết dê đã được lương y Phạm Ngọc nhiều năm thực nghiệm kiểm chứng.

Thức ăn bổ dưỡng mùa hè
Thạch lá tiết dê – vật phẩm núi rừng dành cho mùa hè

IV/ Một số đơn thuốc sử dụng vị tiết dê 

Hỗ trợ điều trị thủy đậu:

Lá tiết dê 20g, lá bạc thau 8g, lá rau bát 15g, lá bồ ngót 20g, lá quỳnh châu 10g, lá đào tiên 5g, lá diếp cá 20g, bông mã đề 15g, lá dâm bụt 5g, rau má 20g. Tất cả rửa sạch rồi vò trong một lít nước, đun sôi nước đó lên, lọc bã, để nguội dùng làm nước uống. Mỗi ngày dùng 1 lần. Dùng liên tục 3 – 4 ngày.

Chữa ứ huyết sưng đau do ngã:

Lá tiết dê 12g, hoa gạo 16g, rễ si 16g, dây tơ hồng 12g, cỏ nhọ nồi 12g, rễ tục đoạn 12g, rễ phục sinh 12g, lá bồ công anh 12g, hoài sơn 8g, kê huyết đằng 8g. Tất cả tán nhỏ, phơi khô, sắc lấy nước, chia làm 2 lần uống trong ngày, trước bữa ăn sáng, chiều. Uống trong 3 ngày.

Chữa mụn nhọt (giai đoạn nung mủ, phá mủ):

Lá tiết dê, măng tre non, lá thầu dầu tía, lượng bằng nhau, rửa sạch, thêm vài hạt muối, giã nát, đắp lên chỗ nung mủ ngày một lần có tác dụng hút mủ rất tốt.

Lương y : Phạm Ngọc 

đt ; 0982 873 718 – 0915 939 767

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767