Lịch khí tiết là lịch mặt trời của người phương đông. Âm lịch so với công lịch nó có ưu điểm nhìn mặt trăng ta có thể biết được đang là đầu, giữa hay cuối tháng. tuy nhiên nếu cứ vận hành như vậy thì mùa trong năm sẽ lung tung, mùa xuân có thể vào giữa năm. Bởi vậy để hoàn thiện hợp với lịch khí tiết, cổ nhân đã tạo thêm tháng nhuận, như vậy mùa xuân luôn vào đầu năm.
Lịch khí tiết là lịch mặt trời bởi vậy với dương lịch (công lịch) nó luôn gần như trùng nhau, hàng năm chỉ khác 1 ngày (ví dụ: năm nay lập xuân vào mùng 4 tháng giêng dương lịch thì sang năm nó có thể là mùng 5 tháng giêng)
Với đông y coi nhân thân là tiểu thiên địa (thân thể con người là một tiểu vũ trụ) nên nó ảnh hưởng rất lớn từ đại vũ trụ. Bởi thế khi điều trị cho người bệnh người thầy thuốc phải biết khí tiết trong năm, biết quan tâm tới khí hậu bệnh nhân đang sống, tùy mùa mà điều thuốc. để tiện dụng Phạm Ngọc tôi đã lập đối sánh giữ lịch khí tiết và dương lịch (công lịch) và trình bầy dưới dạng văn vần dễ nhớ. đầu xuân GIÁP NGỌ xin gửi tới độc giả xa gần, chỉ cần bạn thuộc bài thơ này bạn có thể biết hiện tại đang thuộc khí tiết nào trong năm một cách dễ dàng.
Tháng giêng mùng 4 tiểu hàn
20 rét đậm (đại hàn) chớ bàn làm chi
Tháng 2 mùng 4 xuân thì (lập xuân)
Hai mươi vũ thuỷ vẫn kỳ mưa xa
Kinh chập mùng 6 tháng 3
Xuân phân 21 ới a ân tình
Tháng tư mùng 4 thanh minh
Mưa rào(Cốc vũ) hai mốt cóc vinh sấm rền
Tháng 5 mùng 6 hạ lên (lập hạ)
Hăm mốt tiểu mãn nắng bên duối vàng
Tháng 6 mùng 6 ngày mang (mang chủng)
21 hạ chí nắng càng thêm oi
Tháng 7 mùng 7 hăm hai
Tiểu thử, đại thử sớm mai sẵn sàng
Tháng 8 mùng 7 thu sang (lập thu)
23 sử thử ngỡ ngàng lòng ai
Tháng 9 mùng 8 nắng phai (bạch lộ)
Thu phân thì cũng 22 tháng này
Hàn lộ, sương giáng sưa nay
Mùng 9 – 24 vừa tày 10 trăng
Lập đông tuyết phủ, sương giăng
Tháng 1 mùng 7 mây chăng lưng đèo
Hăm hai tháng một hanh heo (tiểu tuyết)
Đại tuyết tháng chạp vừa theo 8 ngày
Giữa đông 21 tháng này
Niên niên nhật nguyệt vận xoay tuần hoàn
(Ninh Bình tiết tiểu hàn Quý tỵ)