Nọc ong

nọc ong
lương y Phạm Ngọc đang chữa bệnh bằng nọc ong
– Trả lời của Phòng mạch Online:
Nọc ong vốn được xem là một loại độc dược, bởi nó có chứa khá nhiều thành phần axit formic. Nếu một người không may bị ong đốt có thể sẽ gặp phải các hiện tượng như sưng tấy, đau buốt… nặng hơn có thể là ngộ độc, dị ứng, thậm chí tử vong…
Tuy nhiên, trong không ít trường hợp kỳ lạ, nọc ong lại được sử dụng để chữa bệnh khá hiệu quả. Chẳng hạn như để châm vào các huyệt tương ứng trên cơ thể. Nọc ong đã từng được dùng để chữa khỏi các bệnh như u bã đậu (mà không cần đến phẫu thuật), chứng nghiện thuốc lá… Việc ứng dụng cách chữa bệnh bằng nọc ong này từng được tiến hành ở một số quốc gia trên thế giới, trong đó có cả Việt Nam. Song ở Việt Nam, phương pháp này hiện vẫn chưa được phổ biến rộng rãi.
Hiệu quả chữa bệnh của nọc ong vẫn còn bí ẩn. Hiện nay, các nhà nghiên cứu ở Hàn Quốc đã làm rõ cơ chế chống viêm mellittin, đó là peptit chủ yếu trong nọc ong. Lúc đầu, các nhà nghiên cứu đã xem xét tác động chống viêm khớp của nọc ong trên chuột. Họ đã phát hiện rằng chỉ cần dùng một lượng thấp nọc ong cũng đủ làm giảm mạnh sự sưng tấy mô và hình thành gai xương, có nghĩa là hiệu quả chống viêm khớp của nọc ong là do các tính chất chống viêm của nó.
Sau đó, các nhà nghiên cứu xem xét hiệu quả chống viêm của melittin trong tế bào hoạt dịch của các bệnh nhân mắc bệnh tê thấp. Họ phát hiện ra rằng melittin ngăn chặn sự phát triển của các gen gây viêm, như COX-2, do đó làm giảm sự viêm nhiễm.
Các nhà nghiên cứu cho rằng melittin tác động lên hệ số kappa B (NF-kB), yếu tố sao chép mà người ta cho rằng có thể kiểm soát được các gen này. Trong khi NF-kB có thể được kích hoạt bởi các kích thích viêm và kích thích bệnh lý khác thì melittin ngăn chặn các hoạt động sao chép và liên kết DNA, tạo ra tác động đối với gen gây viêm như trên.
Ở Việt Nam, trong bốn năm (1966-1970), GS Nguyễn Năng An thực hiện cùng nhóm cộng sự đề tài “Nghiên cứu nọc ong trên thực nghiệm”. Ong là ong nuôi, giống Apisarthron của Ðức, chọn loại ong thợ 15-40 ngày tuổi, khỏe mạnh, không có bệnh. Lấy nọc ong và chế phẩm nọc ong để tiêm tĩnh mạch chó, thỏ, chuột lang, chuột nhắt, chuột cống trắng, ếch. Ðề tài thứ hai, “Thủy châm chữa một số bệnh bằng sản phẩm ong” hợp tác cùng GS Nguyễn Tài Thu tại Trạm E, Sở Y tế Hà Nội.
Tùy loại bệnh và người bệnh qua thăm khám, xét nghiệm chặt chẽ, các tác giả đề tài dùng hỗn hợp liều lượng nhất định đơn vị ong (Apitoxin: Unité d’ apitoxine theo Ioirich, 1ml = 5 đơn vị) với novocain hoặc vitamin C phối hợp novocain để thủy châm trên các huyệt chỉ định thuộc kinh mạch – không phải đau đâu châm đó). 156 người bệnh được chữa trong 4 năm. Kết quả làm cho bệnh nhân thấp khớp đỡ đau, đỡ sưng nhiều; bệnh hen ít lên cơn, hạ cơn, hoặc cơn nhẹ; thần kinh ngoại biên đã bị tê đau liệt có thể hồi phục công năng; huyết áp không dao động; người bệnh đỡ đau đầu, ngủ tốt… (nguồn: tạp chí Dược Học, số 3-1970).
Vụ cho ong “châm” vào các huyệt giúp giảm đau và chữa khỏi đau khớp hiện nay vẫn chưa có xác nhận rõ ràng của Bộ Y tế. GS Nguyễn Năng An lấy nọc ong phối hợp với Novocain thủy châm chứ không dùng ong thợ “châm chích”. Việc làm trực tiếp trông hơi “dã man” lại không biết có gây độc cho người đó không nên “hơi bị mạo hiểm”.
Tại TP.HCM, tôi có biết một địa chỉ chữa trị bằng cách cho ong chích trực tiếp, sẽ cung cấp cho bạn qua email, tuy nhiên bạn nên đến quan sát trước rồi hãy chữa. Và với những phương pháp còn chưa có nhiều nghiên cứu hiệu quả, bệnh nhân thận trọng vẫn hơn.
Nọc ong
Dùng nọc ong để trị một số bệnh
Trong kho tàng y học dân gian có không ít các dược phẩm phòng chữa bệnh có hiệu quả cao. Trong số thuốc đó, nọc ong (APITOXIN) chiếm một vị trí nhất định. Nọc ong trong suốt, mùi hăng nồng tựa mùi mật ong, vị đắng và gắt, phản ứng axít, trọng lượng riêng của nọc ong bằng 1,1313. Trong nọc ong có axít fomic, axit clohydric, axit octophotphoric. Có thể dự đoán rằng, trong nọc ong histamin có đến 1%, manhêphotphoric gần 0,4% trọng lượng nọc ong khô và nhiều axetincolin là những chất có ý nghĩa chữa bệnh tốt. Các loại men hialuronida và photpholipa cũng như các chất đồng, canxi, lưu huỳnh, photpho, dầu bay hơi và các protid có ý nghĩa quan trọng. Protid trong nọc ong có trọng lượng phân tử 35.000 gọi là melitin (Nay man và Khabecman 1954). Trong nọc ong có 18 axit amin, alamin, valin, glicocon, lơxin, ijoloxin, serin, trionin, lijin, acjinin axit asparaginoric, axit glutamic, triptofan, prolin, tirojin, xistin, metionin, fenilalamin, histirin, apamin, v.v…
Nọc ong rất chóng khô, ngay cả khi ở nhiệt độ bình thường, khi khô nọc ong mất gần 2/3 trọng lượng, nọc ong phơi khô có dạng trong suốt giống như nhựa thông khô, dễ hòa tan trong nước và trong axit. Dung dịch xút bình thường và dung dịch axit sunfuric tác động suốt 24 giờ cũng không phá hủy các thành phần hoạt tính sinh học của nọc ong.
Cơ chế tác động của nọc ong trong bệnh thấp có thể cho rằng trong trường hợp này nọc ong có tác động có lợi cho hệ thần kinh. Ngoài ra tiêm nọc ong cũng làm giảm huyết áp do trong nọc ong có histamin, một chất có tác dụng mở rộng mạch máu làm hạ huyết áp đang cao. Nhiều người bị bệnh huyết áp cao đã được chữa khỏi bằng nọc ong hay được làm việc ở khu nuôi ong và bị ong đốt nhiều lần trạng thái sức khỏe chung của họ được cải thiện, huyết áp giảm mất chứng đau đầu.
Đối với trẻ em cơ thể rất mẫn cảm với nọc ong. Tuyệt đại đa số các trường hợp trẻ em có phản ứng chung và phản ứng cục bộ rất mạnh khi dùng nọc ong. Khi cơ thể yếu đuối mắc các bệnh lao phổi, lao xương, các bệnh về tim (các tật về tim không phải do chấn thương), các bệnh thận (suy thận, viêm hư thận) bệnh đái đường cũng như bị rối loạn tâm thần thì tuyệt đối không được dùng nọc ong đốt chữa bệnh.
Nọc ong được dùng điều trị có hiệu quả trong nhiều bệnh; sưng khớp do thấp, bệnh thấp của cơ, sưng khớp truyền nhiễm không đặc hiệu, xuyễn, viêm khí quản, nhức đầu, huyết áp cao ở giai đoạn 1 và 2.
Tác dụng trên cơ thể người:
Nọc ong có tác dụng thay đổi tùy theo liều cao thấp nơi bị đốt và đặc biệt cảm ứng riêng của từng cơ thể. Phụ nữ và trẻ em thường nhạy cảm đối với nọc ong hơn nam giới.
Đối với người có tính cảm ứng bình thường ong đốt 1-2 lần chỉ gây phản ứng viêm tại chỗ, đối với người bị ong đốt nhiều lần như những người nuôi ong có thể xuất hiện sức đề kháng cao.
Tại chỗ nọc ong thường gây đỏ, sưng cảm giác đau xuất hiện đột ngột, có cảm giác như bị bỏng, có thể sốt, nhiệt độ tăng hơn bình thường 2-5oC. Với liều cao hơn khoảng từ 50-200 con ong đốt một lúc có thể nằm liệt giường ngay sau khi bị đốt, nạn nhân thấy chóng mặt, buồn nôn, chảy nước bọt, mồ hôi ra nhiều, rồi nôn mửa, rối loạn đường ruột, bất tỉnh nhân sự, huyết áp hạ xuống, có những dấu hiệu tan các hồng cầu.
Tuy nhiên ít gặp người nào chết do ong đốt vì liều chết khoảng 1.000 con ong đốt 1 lần. Chết do liệt trung tâm hô hấp.
Với liều vừa đúng tùy theo tạng người nọc ong có tác dụng chữa bệnh, liều độc so với liều điều trị thường gấp hàng chục lần và liều chết gấp trăm lần liều điều trị.
Nọc ong làm giãn động mạch và các mao quản và tăng cường sự thâm nhập của máu đến cơ quan bị thương làm giảm đau. Tới hệ thống tuần hoàn nọc ong nâng cao số lượng hécmoglobine, bạch cầu ở địa phương và toàn thân, tốc độ huyết trầm hạ thấp, độ nhớt và độ đông máu nhỏ hơn. Nọc ong kích thích cơ tim, hạ huyết áp, ảnh hưởng tới dinh dưỡng, đặc biệt làm giảm cholestérol trong máu.
Nọc ong nâng cao sức lực toàn thân và khả năng làm việc, làm cho ăn ngủ tốt hơn nhưng việc chữa bệnh bằng nọc ong cần phải có chỉ định của bác sĩ.
Dùng ong châm vào huyệt để chữa bệnh
BS. Trần Quốc Bảo

Nọc ong và độc tính của nó

Đối với y học, Ong là một con vật làm thuốc, cho những vị thuốc bổ, quý là Mật ong và Sữa chúa. Nhưng còn một vị thuốc quý mà ít người biết đó là Nọc ong. Đó là điều khá bỡ ngỡ với nhiều người vì từ trước tới nay họ chỉ quen dùng Mật ong. Vậy Nọc ong có tác dụng gì, dùng có nguy hiểm không?

THÀNH PHẦN HOÁ HỌC VÀ TÍNH CHẤT KHÁNG KHUẨN CỦA  NỌC ONG

Nọc ong trong suốt, mùi hăng nồng tựa mùi Mật ong, vị đắng, phản ứng axit, trọng lượng riêng bằng 1,1313. Trong Nọc ong có axit focmic, axit clohydric, axit octophotphoric; 1% histamin, 0.4% magiephotphoric( tính theo trọng lượng Nọc ong khô) và nhiều acetylcholin – những chất chữa bệnh rất tốt. Ngoài ra, trong Nọc ong còn có 18 axit amin: alanin, valin, glycocol, leucin, isoleucin, serin, threonin, arginin, axit asparaginovic, axit glutamic, tryptophan, prolin, lysin, tyrosin, cystin, methionin, phenylalalin, histidin.

Nọc ong có tính chất kháng sinh mạnh. Theo nhiều tác giả, Nọc ong có tác dụng kháng sinh mạnh đối với 215 chủng thuộc 17 loại vi khuẩn khác nhau bao gồm cả gram (+) và gram ( – ), nhất là đối với liên cầu, tụ cầu, trực khuẩn lỵ… Trong thực tế, tiêm Nọc ong chưa bao giờ bị áp xe, trái lại có nhiều trường hợp áp xe lại được chữa khỏi bằng Nọc ong.

NỌC ONG VỊ THUỐC CHỮA BỆNH QUÝ

Từ lâu, nhân dân nhiều nước trên thế giới đã biết dùng Nọc ong để chữa bệnh. Con Ong thợ có cơ quan phức tạp mang nọc ở dưới đốt bụng cuối cùng. Sau khi đốt người, ong mất hết nọc và chết, vì khi nó cố gắng kéo ngượi lại chiếc nọc khỏi lớp da đàn hồi thì nọc bị đứt do có những móc ngược mảnh dẻ mắc kẹt trong da.

Tác dụng chữa bệnh của Nọc ong cũng được y học biết đến và áp dụng từ rất lâu. Nhiều thầy thuốc nổi tiếng thời La Mã cho biết: Nọc ong có khả năng làm giảm đau và lành vết thương nhanh chóng. Đến thế kỷ 18,19, nhiều thầy thuốc Châu Âu đã công bố những kết quả đáng phấn khởi trong việc dùng Nọc ong chữa các bệnh thấp tim, thấp khớp. Gần đây, người ta đã dùng Nọc ong chữa khỏi nhiều bệnh như thấp khớp, viêm dây thần kinh, huyết áp cao, viêm đa khớp, hen, suy nhược thần kinh, đau cột sống, viêm mống mắt….Các nhà khoa học đặc biệt nhấn mạnh: Nọc ong có giá trị như một nội tiết tố kiểu cortison với khả năng chống viêm, giảm tính thẩm thấu thành mạch, tăng sức đề kháng, nhưng lại tốt hơn cortison vì với liều lượng quy định hầu như không gây tai biến.

Qua thực tế, người ta đã theo dõi hàng chục vạn người nuôi ong và thường bị ong đốt, thấy hầu hết đều có sức khoẻ tốt, tuổi thọ cao, ít mắc các bệnh hen, thấp khớp, và một số bệnh nhiễm khuẩn khác.

ĐỘC TÍNH CỦA NỌC ONG

Giọt Nọc ong trong suốt vừa có tác dụng chữa bệnh, vừa có tính độc, tuỳ theo liều lượng sử dụng và cảm thụ của cơ thể từng người.

Tính cảm thụ của cơ thể con người đối với Nọc ong rất khác nhau. Mẫn cảm nhất đối với Nọc ong là phụ nữ, trẻ em và người già. Những người khoẻ mạnh dễ dàng chịu đựng vài con, thậm chí hàng chục con ong đốt một lúc mà chỉ có phản ứng nhẹ tại chỗ dưới hình thức da mẩn đỏ, hơi sưng, rát nóng. Nhưng nếu bị hàng trăm con ong đốt một lần sẽ gây ra ngộ độc với các triệu chứng chủ yếu là rối loạn hệ tim mạch và hệ thần kinh ( khó thở, tái nhợt, mạch nhanh, tê giật , liệt nhẹ), còn nếu bị 400 – 500 con ong đốt một lần thì người khoẻ mạnh cũng khó tránh khỏi tử vong do liệt trung khu hô hấp.

Cũng có người có tính cảm thụ cao với Nọc ong, chỉ bị một con ong đốt, hay tiêm thử mũi tiêm Nọc ong đầu tiên đã có những phản ứng rõ rệt, cơ thể mệt mỏi, nhức đầu , phát ban, nôn mửa, tiêu chẩy…Ngược lại, những người nuôi ong nhiều năm thường chịu được nhiều ong đốt mà không gây độc hại nào cho cơ thể. Như vậy không phải người bệnh nào cũng dùng được Nọc ong và chịu đựng được liều lượng Nọc ong như nhau. Do đó, việc chữa bệnh bằng Nọc ong phải hết sức thận trọng và nhất thiết phải được tiến hành dưới sự theo dõi của bác sĩ.

Lương y Phạm Ngọc.

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767