Thoái hoá xương khớp – bệnh nguy hiểm ở người cao tuổi

5 phương pháp chữa bệnh thoái hoá xương khớp tốt nhất

Bệnh thoái hóa xương khớp không phải là căn bệnh nan y, vô phương cứu chữa nhưng hậu quả của nó cũng vô cùng nghiêm trọng có thể dẫn đến tàn phế. Những ảnh hưởng của căn bệnh này tác động lên nhiều đến chất lượng cuộc sống của bệnh nhân, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm nếu không kịp thời phát hiện và chữa trị đúng cách. Sau đây lương y Phạm Ngọc sẽ chia sẻ những kiến thức bổ ích giúp bạn hiểu hơn về việc thoái hóa xương khớp này.

Bệnh thoái hoá xương khớp là gì ?

Thoái hóa xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi khi các tổ chức sụn, các tế bào, tổ chức ở khớp và quanh khớp xuất hiện quá trình lão hóa mang tính quy luật. Tuổi càng cao thì quá trình này diễn ra càng nhanh chóng và càng nặng hơn. Việc thoái hóa xương khớp gây ra nhiều ảnh hưởng trong cuộc sống của bệnh nhân, gây tổn hại kinh tế gia đình và chi phí y tế.

Thoái hóa xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi
Thoái hóa xương khớp là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi

Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hoá xương khớp

Theo Viện nghiên cứu quốc gia Mỹ về các bệnh về xương khớp thì thoái hóa khớp rất khó nhận biết ở giai đoạn đầu. Tuy nhiên, nếu bạn quan tâm đến sức khỏe thì nếu có một trong những dấu hiệu dưới đây thì nên thăm khám tại các cơ sở y tế để ngăn chặn và chữa trị kịp thời trước khi thoái hóa khớp diễn biến nặng gây ra đau đớn thậm chí là mất đi chức năng vận động.

  • Cứng khớp vào buổi sáng khi vừa thức dậy hoặc sau khi người bệnh nghỉ ngơi, Dấu hiệu cứng khớp thường kéo dài 15-30 phút, sau quãng thời gian này thì việc vận động mới trở lại bình thường.
  • Xuất hiện tiếng động lục cục, lạo xạo như gãy xương khi cử động khớp và có cảm giác nhức mỏi hoặc đau khớp.
  • Đi lại và vận động khó khăn bởi những cơn đau mỏi
  • Cơn đau tăng nặng, khó vận động khi leo cầu thang hoặc ngồi xổm
  • Đau các khớp như khớp háng, khớp gối khi tăng cân nhanh chóng.
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hoá xương khớp
Dấu hiệu nhận biết bệnh thoái hoá xương khớp

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gai khớp gối

Bên cạnh gây đau nhức và hạn chế chức năng vận động thì các biến chứng nguy hiểm thường gặp của bệnh gai khớp gối là rối loạn giấc ngủ, gout, vôi hóa cột sống, giảm năng suất làm việc, lo âu và trầm cảm…mà nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời dễ dẫn đến việc mất khả năng vận động cũng như ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe và tinh thần.

Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gai khớp gối
Các biến chứng nguy hiểm của bệnh Gai khớp gối

5 phương pháp chữa bệnh thoái hoá xương khớp tốt nhất

Tùy thuộc vào mức độ của thoái hóa xương khớp mà bạn có thể có những phương án chữa trị khác nhau. Nếu bệnh ở giai đoạn đầu thì có thể điều trị nội khoa và vật lý trị liệu. Tuy nhiên, nếu tình trạng bệnh diễn biến tệ hơn thì bạn có thể cùng Đông y gia truyền Phạm Ngọc tham khảo 5 phương pháp chữa trị sau:

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch: phương pháp này chỉ thích hợp cho những bệnh nhân giai đoạn đầu, không có hiệu quả với phương pháp điều trị vật lý. Phương pháp này không áp dụng cho những bệnh nhân giai đoạn 4 và giai đoạn 2,3 có vấn đề về viêm đa khớp thấp hoặc chống chỉ định phẫu thuật
  • Phẫu thuật nội soi tạo tổn thương dưới sụn: được chỉ định cho các bệnh nhân trẻ tuổi gặp thóa hóa khớp gối thứ phát sau chấn thương với diện tích thương tổn không quá lớn.
  • Đục xương sửa trục: phương pháp này có thể làm giảm đau và làm chậm quá trình thoái hóa nhờ việc thay đổi trục cơ học của chân và thay đổi trọng tâm chịu lực của khớp gối. Tuy nhiên rủi ro cao là bạn có thể liệt dây thần kinh mác chung và về lâu dài dễ làm thay đổi các trục chi.
  • Ghép tế bào sụn tự thân: dành cho những bệnh nhân có sụn mới tổn thương do chấn thương, vị trí và diện tích tổn thương nhỏ. Ưu điểm của ghép tế bào sụn tự thân là sụn có tính bền vững cao như sụn bình thường.
  • Thay khớp gối: phương pháp này dành cho cho những ai đã ở giai đoạn 3,4 không thể chữa trị bằng các phương pháp khác. Đây là phương án cần được các bác sĩ chuyên khoa khám xét và tư vấn kỹ lưỡng bởi chi phí ý tế và ảnh hưởng rất lớn cho bệnh nhân hậu phẫu thuật.
5 phương pháp chữa bệnh thoái hoá xương khớp tốt nhất
5 phương pháp chữa bệnh thoái hoá xương khớp tốt nhất

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767