Thùng nuôi ong từ xốp phế liệu

thùng nuôi ong từ xốp phế liệu
Giải pháp sử dụng thùng xốp phế liệu thay thế gỗ làm thùng nuôi ong 
(đề tài dự thi khoa học sáng tạo tỉnh Ninh Bình
2010 – 2011)

Lương Y : Phạm Ngọc & thùng ong bằng xốp trong ct  NHÀ SÁNG CHẾ SỐ 21
Lương Y : Phạm Ngọc & thùng ong bằng xốp trong ct  NHÀ SÁNG CHẾ SỐ 21
A/THỰC TẠI CON ONG VÀ RỪNG VIỆT NAM
 
Rừng Việt Nam không chỉ biến mất vì nạn khai thác gỗ bừa bãi, vì lâm tặc hoành hành, vì các dự án thủy điện tràn lan hay do mở trang trại trồng cà phê, cao su mà còn bởi nghề… nuôi ong! 
Khó tin được nghề thầm lặng ấy cũng góp phần phá rừng nguyên sinh, nhưng đó là điều có thật và mức độ tàn phá rừng do nuôi ong cũng thật khủng khiếp. 
Ong “xơi” những rừng gỗ quý 

 

Suốt hơn 47 năm qua, kể từ ngày nghề nuôi ong xuất hiện ở VN – mạnh nhất tại Bảo Lộc (Lâm Đồng) và Đồng Nai – thì “nhà” cho ong ở đều được đóng bằng những loại gỗ tốt nhất được khai thác từ rừng nguyên sinh: kiền kiền, sao, cà chít, căm xe… Vì chỉ làm bằng danh mộc thì thùng ong mới để được ngoài trời năm này sang năm khác, chịu đựng nắng mưa, di chuyển… 
Cứ mỗi mét khối gỗ quý chỉ đóng được 30-40 thùng ong. Mỗi đàn ong sống trong một thùng. Mỗi trại nuôi ong thường có 1.000-2.000 đàn ong. Cứ nhân lên cũng hình dung được số gỗ quý đã được sử dụng. 
     Một nhà nuôi ong chuyên nghiệp có thâm niên hơn 30 năm ở Tây nguyên thừa nhận: “Muốn có những loại gỗ làm thùng nuôi ong phải biết “quan hệ” với các lâm trường, tử tế với kiểm lâm!”. Ông cho biết hễ nghe bất kỳ nơi đâu có kế hoạch khai thác rừng là tìm đến ngay để “đặt vấn đề”, thậm chí còn “đặt hàng” lâm tặc. Nghĩa là phải huy động mọi kiểu phá rừng để có nguồn gỗ từ rừng nguyên sinh đủ kích thước đóng thùng ong. 
 Các nhà nuôi ong khẳng định ngành nuôi ong VN chắc chắn sẽ phát triển mạnh hơn nữa vào những năm tới (vì kinh tế trang trại đang lớn mạnh, nền nông nghiệp phát triển tạo điều kiện để ngành nuôi ong phát triển) và dự báo có thể đạt tới 7-15 triệu đàn ong. Làm một phép tính, 7 triệu đàn ong phải cần đến 200.000-250.000m3 gỗ đóng thùng, 15 triệu đàn phải cần có 400.000-500.000m3 gỗ. Nghĩa là mất cả một cánh rừng gỗ quý chỉ có trong các vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên. 
Mở đầu đề tài này tôi xin trích dẫn phần đầu bài viết: “hãy cứu ong khỏi tội phá rừng” của tác giả Nguyễn Hàng Tình đăng trên báo Tuổi Trẻ Online 21/12 2009 
 
B/ THÙNG ONG BẰNG GỖ VÀ NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM CỦA NÓ
Ngoài việc tổn hại môi trường do việc dùng gỗ để làm thùng ong như tác giả Hàng Tình đã nêu ở trên thì qua nhiều năm nuôi ong tôi thấy thùng ong bằng gỗ còn có những nhược điểm sau :
     1- do để ngoài trời nên đinh rỉ, gỗ mục nên nếu hỏng sửa chữa khó khăn (nhiều khi cứ để còn tạm dùng chứ động sửa là vất đi ngay)
     2- không kể hay bị mối mọt thì còn hay bị nứt nẻ vào mùa hanh khô
     3- Vận chuyển nặng vào mùa xuân mưa dầm gỗ bị ướt
     4- vào mùa hè nắng nóng và nhiệt độ trong thùng tăng quá cao và mùa đông giá rét (ở miền bắc) lại giảm quá thấp ong chúa giảm thậm chí ngừng đẻ làm thế đàn giảm sút ngay cả khi bên ngoài nguồn mật phấn phong phú
     5-Giá thành cao (trên thị trường Ninh Bình hiện nay  hơn 100 ngàn mà chỉ là gỗ keo hay bạch đàn)
     6- Tuổi thọ không cao thường chỉ sử dụng được vài ba năm
     7- Do phá rừng chặt cây lấy  gỗ làm thùng ong nên làm hại môi trường (như đã nêu ở trên)
C/DÙNG XỐP THAY GỖ GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC NHỮNG NHƯỢC ĐIỂM TRÊN
 
       Tôi cũng chẳng biết nhà tôi nuôi ong tự bao giờ, chỉ biết khi tôi còn bé đã thấy ông nội tôi là một lương y khám chữa bệnh cho bà con trong làng ngoài xã và trong nhà có khoảng 7-8 đàn ong để trong vườn. ngoài sân,dưới mái hiên…Khi ấy thùng ong của ông tôi chỉ làm bằng 1 loại gỗ duy nhất là gỗ sung, ông tôi bảo: “ong chỉ thích ở thùng gỗ sung mà thôi” .  Nghe ông tôi kể hồi kháng chiến (cả chống pháp và chống mỹ), nhà tôi là nơi làm việc và đóng quân của bộ đội,công an, cùng nhiều cơ quan khác…  nhiều cán bộ, chiến sỹ khi đó bị thương, bị ốm được chữa bệnh bằng phương pháp dùng nọc ong châm cứu và và mật ong trộn thuốc để chữa dạ dày (nhà tôi có phương thuốc chữa dạ dày rất công hiệu) ,rồi mật ong  pha cao dê để phục hồi sức khỏe sau ốm dậy (hiện nay cao dê nhà tôi đã được Bộ Y tế cấp phép lưu hành trên toàn quốc)… Đến khi hòa bình gia đình tôi vinh dự được nhận huy chương kháng chiến loại huy chương cấp cho gia đình hẳn hoi nhưng nói gì thì nói trong tấm huân trương đó cũng có công một phần của của những  chú ong nhỏ bé.
Thế rồi ông tôi qua đời tôi theo cha mẹ chuyển xuống ở TPN BÌNH nhưng tôi vẫn kế nghiệp ông làm thuốc và cũng thừa kế luôn cái nghiệp …ong của cụ. Tôi thường nuôi khoảng 15 – 20 đàn ong nội . Vào mùa đông giá rét ong chết nhiều thế đàn giảm sút thương ong tôi  thường cắt mảnh xốp lót bên trong thùng để chống rét cho ong vào mùa hè do ở thành phố chật trội nên việc để ong trên mái là không thể nên tôi cứ phải mang ong đi gửi rất vất vả mỗi khi kiểm tra chăm sóc chúng. Tôi nghĩ mình lót xốp vào trong thùng mà ong vẫn ở, vẫn tiếp nhận chỉ có điều xốp bị ong gặm nát hết. Tôi lại nghĩ ong có thêt làm tổ trong hốc đá, cột điện (do một lần tình cờ bắt một đàn ong trông cột điện) được thế thì sao mình không dùng xi măng bọc xốp lại nhỉ … và thế là thùng ong bằng xốp ra đời
tôi nghĩ ra việc tận dụng thùng xốp đựng hoa quả rồi quét xi măng bảo vệ .Tôi thường dùng loại thùng đựng quýt Trung Quốc. Nó có kích thước trong lòng khoảng:
 – rộng : 28cm        ;       dài:45cm         ;        cao : 30cm
   tối đa có thể đặt được 6-7cầu ong
(hiện tại tôi dùng cả loại thùng – rộng : 50cm        ;       dài:45cm         ;        cao : 30cm thùng loại này có thể đặt được 10 cầu ong)
 Qua nhiều lần cải tiến tôi tìm ra được cách hiệu quả nhất mà không dùng tới gỗ đó là:
– Lấy xi măng cát đắp gờ gác tai cầu, dùng nước xi măng pha với sơn xây dựng quét khắp trong ngoài, để khô; rồi đặt các cầu ong vào như đối với thùng gỗ. Và tôi đã thành công. Thực tế cho thấy, ong rất thích ở loại thùng này (chưa bao giờ ong của tôi bốc bay)
*cách làm cụ thể như sau:
 – dùng dây thép 3ly (nên dùng dây mạ kẽm để chống rỉ sét) uốn hình chữ U có chiều dài khoảng 5cm , chiều rộng khoảng 3cm xuyên qua thùng xốp cách miệng thùng khoảng 3cm làm cầu nối giữ 2 phần xi măng trong ngoài(xem hình vẽ)
 – xi măng + cát bê tông tỉ lệ 1/3 – đặt thước cữ đắp như đắp chỉ,phào thợ nề(xem hình vẽ)
lưu ý: do thùng xốp tận dụng nên có kích thước không đều nhau bởi vậy độ dày gờ gác tai cầu phải hết sức lưu ý nên làm mực hệt theo khung cầu
-ván ngăn tôi sử dụng loại xốp cứng (vỏ thùng nho Mỹ)loại này cứng lại dai nên ong không gặm được
mặt cắt dọc thùng
mặt cắt đứng                                        
mặt cắt ngang thùng
mặt cắt ngang

 
 –khi đắp xi măng đặt đứng thùng theo chiều mũi tên hướng lên như hình dưới đây .Đắp 2 phần A1 trước chờ xi măng cứng(khoảng12h) nhẹ nhàng lật lên đắp nốt 2 phần kia
 
chờ 24h xi măng cứng có thể quét nước xi măng trong ngoài .Bên trong là quét để ong không gặm thủng , bên ngoài quét là để bảo vệ thùng và mỹ quan xi măng để quét pha như sau : nước xi pha đặc thêm sơn xây dựng(không được dùng sơn dầu) hoặc keo sơ dừa, hoặc vôi nước để tăng độ dẻo và thùng không bị chảy nước ngày nồm nên chờ nước 1 khô mới quét nước 2
-chỉ cần nước xi khô mặt là có thể thả ong được ngay (tuy nhiên vì nhu cầu cần thùng gấp có lần tôi đã thả ong ngay sau khi vừa quét xi măng chưa khô nhưng ong vẫn tiếp nhận)
(hiện nay phương pháp làm tai cầu của tôi rất đa rạng, khi thì bằng mảnh gỗ khi thì bằng thanh nhôm… cũng có thể bằng ke sắt. tôi sẽ giới thiệu tới các bạn trong một bài khác)
D/KHẢ NĂNG ÁP DỤNG và NHỮNG ƯU ĐIỂM NỔI BẬT CỦA THÙNG ONG BẰNG XỐP
 
. Tôi thường nuôi khoảng 15 – 20 đàn ong nội trong thùng xốp và cũng đã phổ biến cho một số bạn bè trong và ngoài tỉnh Ninh Bình .Tôi thấy ong phát triển rất tốt :
-Vào mùa đông khi vít kín khe nắp và thân thùng , vít bớt cửa ra vào thì ngay cả những ngày rét hại nhiệt độ ngoài trời xuống dưới 10c nhưng trong thùng ong đưa tay vào đáy thùng vẫn cảm thấy hơi ấm những đợt đêm rét xuống dưới 10độ ngày lại ấm hơn trên 13độ ngoài trời hoa cúc dại nở nhiều ong chúa vẫn đẻ như mùa xuân thậm chí còn có thể thu được mật cúc
– do ở thành phố diện tích chật chội tôi để ong cả trên nóc tầng 3 lúc đầu để thử nghiệm 1 đàn thấy phát triển tốt sau cứ để vô tư không cần suy nghĩ những lúc nắng nóng như giữa trưa thay cho hiện tượng ong ra cửa hóng mát ở thùng gỗ thì ở thùng xốp ong lại thu vào trong thùng để tránh nắng nóng(những đợt nắng nóng kỷ lục tháng 7 – 2010 nhiệt độ mái bê tông lên tới gần 70 độ mà ong của tôi vẫn qua hè với 5 – 6 cầu đông đặc)
-do xốp không co ngót nên vào mùa hanh khô không bị nứt nẻ chỉ cần vít chặt khe nắp là là trong thùng ong đã có độ ẩm thích hợp
– Dễ làm 1 ngày 1người làm được cả chục thùng.
– Dễ sửa chữa nếu bị ong gặm thủng hoặc thủng vì lý do gì chỉ cần dùng xi măng đắp lại là xong với những lỗ thủng to thì dùng xi măng bột thêm nước vừa đủ sau đó quyện xi măng với giấy vệ sinh thì có thể vá lại dễ ràng
– tuổi thọ cao do không bị mối, mọt, mục nát bởi vậy nếu hàng năm kiểm tra quét vá lại những chỗ bị bong chóc, thủng thì tuổi thọ có thể vài ba chục năm
E/LỢI ÍCH KINH TẾ – XÃ HỘI CỦA THÙNG ONG BẰNG XỐP

– Giá thành hạ thay cho việc phải chi 100 – hơn 400 ngàn để mua thì người nuôi ong có thể tự làm bởi kỹ thuật đơn giản hiện tại để hoàn thiện 1 thùng ong chi phí hết khoảng 5 ngàn đồng(3-4 ngàn thùng xốp + 1 ngàn xi măng và sắt)
-xốp bọt biển rất khó phân hủy nhất là trong đất và dưới nước bởi vậy tận dụng được loại phế liệu này sẽ tốt hơn cho môi trường hơn
– Vì không phải dùng gỗ nên hạn chế phá rừng lấy gỗ góp phần bảo vệ muôn loài trên trái đất
-sử dụng vật liệu sẵn có,rẻ tiền lại rễ thi công nên phổ biến rộng dãi(theo ý kiến chủ quan của tôi thì khi giải pháp này khi được phổ biến trong tỉnh nó sẽ nhanh chóng nhân rộng tạo thành cuộc cách mạng trong ngành ong nước nhà thậm trí có thể là toàn thế giới)
F/NHƯỢC ĐIỂM VÀ CÁCH KHẮC PHỤC

  – thùng nhẹ dễ bị gió làm lật đổ nên cần lưu ý chặn, đè…cẩn thận
         thùng hay bị gà mổ thủng
         đôi khi do không quét đều xi măng bị ong gặm mặt trong và cửa thùng
 Cần khắc phục bằng cách kê cao lót tấm đệm rộng hơn thùng ong mỗi chiều 15-19cm nếu có nuôi gà. Kiểm tra đắp vá lại những chỗ bị hư do gà mổ hay ong gặm bằng vữa xi măng
Vào mùa đông nên dùng hồ vôi cát vít khe và thu hẹp cửa
Nuôi ong và làm thuốc là 2 công việc mà tôi đan mê bạn nào cần tư vân kỹ hơn về THÙNG ONG BẰNG XỐP hay các vấn đề sức khỏe đặc biệt các bệnh về Thần kinh, xương khớp – viêm loét dạ dày tá tràng  Đặc biệt các bệnh về sức khỏe sinh sản như XUẤT TINH SỚM… hãy LIÊN HỆ TỚI LƯƠNG PHAM NGỌC để được tư vấn kỹ càng
 
lương y: Phạm Hoài Ngọc 

 

 

LIÊN HỆ TỚI LƯƠNG PHAM NGỌC

đài truyền hình VTC16 

Phát sóng: 10-04-2012
Biên tập: Hồng Nhung

Chuyên gia hướng dẫn : lương y Phạm Ngọc

(bài viết được chỉnh sửa tháng 5/2013)

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767