Vi khuẩn HP có thực sự nguy hiểm

vi khuẩn HP có thực sự nguy hiểm hay không
Đau dạ dày là một triệu chứng thường gặp ở nhiều người và nó có thể là dấu hiệu cho biết chúng ta đã bị viêm loét dạ dày.
 
Căn bệnh này rất dai dẳng, gây khó chịu trong nhiều năm liền và có thể gây nên những đợt cấp tính rất nguy hiểm, thậm chí có thể phát triển thành ung thư dạ dày. Tiến sĩ – bác sĩ Nguyễn Ngọc Kha – Chuyên Khoa II Nội Tiêu Hóa Gan Mật – Phòng khám chuyên khoa Á Châu chia sẻ một số thông tin để bạn đọc có thể hiểu rõ hơn về căn bệnh này.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến viêm loét dạ dày nhưng nhìn chung, có 3 nguyên nhân chính. Thứ nhất là do dùng các thuốc giảm đau, chống viêm không chứa steroid, aspirin và một số loại thuốc khác. Thứ hai là do stress tâm lý, thói quen sử dụng rượu bia, thuốc lá, các loại thực phẩm gây kích thích niêm mạc dạ dày như trà, cà phê, ớt, tiêu, chanh, dấm… dẫn tới việc dạ dày tiết nhiều axít. Thứ ba và là nguyên nhân quan trọng nhất là sự xuất hiện của 1 loại vi khuẩn có tên là Helicobacter Pylori trong dạ dày.
Phần lớn các ca viêm dạ dày – tá tràng đều do vi khuẩn HP gây ra và có thể tiến triển thành ung thư. Chúng có mặt trong cơ thể của một nửa dân số thế giới.
HP là một loại xoắn khuẩn gram âm, dài khoảng 2,5 mm và rộng 0,5 mm, có 4-6 roi nên dễ di chuyển trong lớp chất nhày của niêm mạc dạ dày và đây cũng là môi trường trú ngụ của chúng. Chính lớp chất nhày dạ dày đã bảo vệ cho vi khuẩn khỏi sự tác động của axit có trong dịch vị. HP có nhiều men để giúp chúng tồn tại, phát triển và gây bệnh tại dạ dày như men urease: một loại men thủy phân ure (chất có sẵn trong dạ dày) thành ammoniac và từ đó tạo ra môi trường axit thích hợp cho vi khuẩn phát triển nhưng lại gây tổn thương loét cho niêm mạc dạ dày.
Khoảng 65-85% bệnh nhân viêm loét dạ dày có nhiễm HP và khi dùng thuốc diệt HP thì phần lớn khỏi viêm loét. Nhiều nghiên cứu thực nghiệm cũng cho thấy HP là thủ phạm chính gây tổn thương niêm mạc dạ dày. Đã có hàng nghìn công trình nghiên cứu trên thế giới khẳng định, HP không chỉ gây viêm loét mà còn có vai trò trong nhiều bệnh lý khác ở dạ dày – hành tá tràng như rối loạn tiêu hóa không loét, u lympho ác tính, ung thư.
Hiện nay, người ta ghi nhận có đến phân nửa dân số thế giới bị nhiễm Hp. Việt Nam là quốc gia có tỷ lệ nhiễm Hp khá cao: hơn 70% dân số. Như vậy, nếu người nào nhiễm Hp cũng sẽ bị ung thưdạ dày thì dân số nước ta từ 90 triệu người chắc chỉ còn khoảng 25 triệu trong những năm tới! Ấn Độ và các quốc gia châu Phi có tỷ lệ nhiễm Hp cao nhất thế giới, nhưng tỷ lệ ung thư dạ dày ở các nước này rất thấp. Trong khi đó, Nhật Bản và Hàn Quốc là có tỷ lệ ung thư dạ dày khá cao ở châu Á nhưng số người nhiễm Hp lại rất thấp! Do vậy, nhiễm Hp không phải là nguyên nhân duy nhất gây ung thư dạ dày.
Từ khi phát hiện ra vi khuẩn Hp có khả năng sống trong dạ dày, người ta đã chứng minh mối liên quan giữa nhiễm Hp lâu ngày làm biến đổi cấu trúc bình thường của niêm mạc dạ dày với sự phát sinh ung thư, nhưng tỷ lệ này rất thấp: khoảng 0,1% mỗi năm. Thật ra, vi khuẩn Hp có rất nhiều chủng loại khác nhau. Nếu nhiễm chủng Hp có độc lực yếu, thường không gây ra triệu chứng và rất hiếm khi phát triển thành ung thư. Chỉ khi nhiễm chủng Hp có độc lực mạnh (mang gen CagA và VacA độc lực cao) mới có thể gây viêm và biến đổi nặng trên niêm mạc dạ dày, từ đó dẫn đến ung thư. Do vậy, không phải nhiễm chủng Hp nào cũng bị ung thư dạ dày.
Nguy cơ không ở dạ dày mà ở miệng
Ngoài tác nhân vi khuẩn, sự phát sinh ung thư còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác, chẳng hạn yếu tố di truyền ở từng bệnh nhân. Có những người mang gen di truyền dễ bị ung thư hơn người khác. Ngoài ra, còn có yếu tố huyết thống, cho nên nếu trong gia đình có người bị ung thư dạ dày cũng cần lưu ý theo dõi và tầm soát những người còn lại. Sức đề kháng miễn dịch ở từng bệnh nhân cũng là yếu tố góp phần hình thành ung thư hay không. Đặc biệt, chế độ ăn uống và sinh hoạt hàng ngày là yếu tố rất quan trọng đối với nguy cơ ung thư dạ dày. Người ta cho rằng, dân Ấn Độ có tỷ lệ ung thư dạ dày thấp là do ăn nhiều gia vị như nghệ, hành tây, tiêu đen… Ngoài ra, các thực phẩm giàu chất xơ, nhiều vitamin, đặc biệt là vitamin C từ rau củ quả góp phần bảo vệ, chống các chất oxy hoá và hạn chế ung thư dạ dày.
Ngược lại, thói quen ăn mặn, sử dụng nhiều muối, ăn các loại khô, mắm, các loại thịt cá xông khói, nướng cháy dễ làm phát sinh ung thư hơn. Sử dụng hoá chất bảo quản, các chất kích thích tăng trọng… đang là các vấn đề nóng về an toàn thực phẩm, cảnh báo việc hình thành ung thư sau này. Bên cạnh đó, hút nhiều thuốc lá cũng được xem là yếu tố nguy cơ không chỉ cho ung thư phổi mà cả ung thư dạ dày.
 
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc ; Điện Thoại : 0982,873,718

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767