VIÊM LOÉT DẠ DÀY KIÊNG ĂN GÌ

viêm loét dạ dày kiêng ăn gì
Khi bị bệnh dạ dày chúng ta thường lo lắng căng thẳng không biết ăn uống như thế nào là hợp cách .Chính sự lo lắng căng thẳng dài sẽ làm cho nồng độ Axit tăng lên cao Làm cho dạ dày bệnh nặng hơn vậy:
Người bị bệnh dạ dày kiêng ăn thức ăn gì ?
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày.
Theo Ths. Bs. Lê Thị Hải, Trưởng khoa Khám và tư vấn dinh dưỡng trẻ em, Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, cơ chế sinh bệnh viêm loét dạ dày là đều do axit làm lở loét niêm mạc dạ dày. Những chất axit làm viêm loét dạ dày có thể do dạ dày tăng tiết hoặc do bên ngoài đưa vào. Đau dạ dày có thể do viêm dạ dày hoặc loét dạ dày.
Vì vậy, người viêm loét dạ dày nên không nên ăn những loại thức sau:
– Các loại thực phẩm có độ axit cao; các loại quả chua như chanh, cam bưởi chua, cà muối, dấm , mẻ, tương ớt…
– Các loại thực phẩm tạo hơi trong dạ dày: các loại đậu đỗ, các loại dưa cà muối , hành…
– Các loại thực phẩm làm hư hại niêm mạc dạ dày: rượu, bia, ớt, tỏi, cà phê, chè…
– Các loại thức ăn tăng tiết acid: các loại nước sốt thịt, cá đậm đặc…
Người bệnh viêm loét dạ dày không nên ăn những thực phẩm làm tăng tác động của axit tiết ra trên niêm mạc dạ dày (Ảnh minh họa)
– Không nên ăn các loại hoa quả quá ngọt như chuối tiêu, đu đủ, táo…
– Không nên ăn các loại thức ăn chế biến sẵn như giăm bông, lạp sườn, xúc xích..những thứ thứ này thường có chất bảo quản
– Không ăn sữa chua, các loại nước ngọt có ga.
– Chất ngọt, chất béo là những chất ít gây tiết dịch vị, dùng những thức ăn có tính bọc niêm mạc dạ dày, thấm dịch vị như gạo nếp, bột sắn, bánh mỳ, bánh quy, sữa, lòng trắng trứng.
– Dùng thức ăn mềm ít có tác dụng cơ giới.
– Không để quá đói, không ăn quá no. Cần ăn nhiều bữa trong ngày, mỗi bữa cách nhau từ 2 – 3 giờ.
– Khi chế biến thức ăn cần nghiền, xay, băm nhỏ, nấu nhừ; tăng cường luộc, hấp, hạn chế xào, rán.
Người bị bệnh dạ dày nên ăn thức ăn gì
– Người bệnh viêm loét dạ dày nên ăn cháo, cơm nát, bánh mỳ, bánh quy…
– Các loại khoai: khoai tây, khoai sọ luộc chín hoặc hầm nhừ dưới dạng súp.
– Thịt cá nghiền nát, hấp hoặc om.
– Sữa bò hộp, sữa bò tươi, sữa bột, bơ, pho mát.
– Đường, bánh, mứt kẹo, mật ong, kem, thạch, chè.
– Nước uống: nước lọc, nước khoáng…

Trên đây là những gì lý thuyết theo sách vở nhưng thực tế là một lương y điều trị dạ dày từ nhiều năm nay.  theo kinh nghiệm của tôi sau khi quan sát căn bệnh nhân. Tôi thấy có một vấn đề không giống trong sách vở Cụ thể như sau:

 Cùng là bệnh nhân viêm dạ dày nhưng những thức ăn đáng phải kiêng ở trên có người ăn được thứ này nhưng lại không ăn được thứ kia. những thứ bệnh nhân khác ăn Vào Bệnh nặng lên nhưng với bệnh nhân này thì không sao cả. 

Về vấn đề  đồ kiêng kỵ đồ ăn theo quan điểm của tôi những thức ăn nào ta anh vào bệnh nặng lên thì nhất thiết phải kiêng còn ngoài ra không phải kiêng thức ăn gì .

Tuy nhiên như tôi đã nói ở trên bệnh nặng lên chủ yếu là do axit trong dạ dày tăng cao.  Vậy nên Bệnh nhân nhất thiết thư thái tinh thần tránh để để suy nghĩ căng thẳng, những lúc như thế dạ dày sẽ tăng nồng độ Axit rất nhiều là bệnh nặng lên. Kinh nghiệm của tôi những ai quá lo lắng về bệnh tật của mình thường rất khó điều trị

liên hệ tới lương y Phạm Ngọc
liên hệ tới lương y Phạm Ngọc ; Điện Thoại : 0982,873,718

Trả lời

Zalo
Zalo
Tư Vấn Ngay: 0915 939 767